Giá chung cư Hà Nội đang bị chủ nhà đẩy lên cao với mong muốn kiếm lợi nhuận lớn, “vin” vào lý do thị trường đang khan hiếm nguồn cung mới,. Nhưng động thái đẩy giá này khiến việc bán hàng của nhiều chủ nhà trở nên chật vật, khó khăn. Hãy cùng nhà đất tại Cần Thơ theo dõi bài viết tin tức này nhé "Chung Cư Hà Nội Đua Nhau Tăng Giá Nên Rơi Cảnh Ế Ẩm", hy vọng sẽ là thông tin hữu ích đến với các bạn.
Giá Chung Cư Hà Nội Tăng Mạnh
Một khảo sát ghi nhận, giá chung cư Hà Nội khu vực trung tâm tiếp tục tăng cao. Một dự án chung cư Mỹ Đình có tuổi đời gần 20 năm nằm giáp trục đường Phạm Hùng, mới năm ngoái giá căn hộ 2 PN 2 WC chỉ dao động 2,6 – 2,8 tỷ đồng/căn thì nay chủ nhà tiếp tục chào giá lên 3,2 – 3,5 tỷ đồng/căn. Tương tự, những căn 2 PN 1 WC tại dự án này, từ mức giá 1,8 – 2 tỷ đồng/căn của năm ngoái thì giá hiện tại đã lên mức 2,2 – 2,3 tỷ đồng/căn.
Giá Chung Cư Hà Nội Tăng Mạnh
Một dự án chung cư Mễ Trì (quận Nam Từ Liêm), những căn 2 PN 2 WC mới năm ngoái được giao dịch 2,9 – 3 tỷ đồng/căn thì hiện tại trên thị trường thứ cấp, cá biệt có những chủ nhà chào giá cao nhất, lên tới 3,6 – 3,7 tỷ đồng/căn, còn lại mức giá phổ biến ở dự án này với căn 2 PN 2 WC đang dao động 3,3-3,4 tỷ đồng/căn.
Giá chung cư Hà Nội tại quận Cầu Giấy, đặc biệt là căn hộ Trung Kính cũng tăng 200 – 300 triệu đồng/căn so với năm ngoái. Mức tăng tương tự cũng được ghi nhận tại chung cư đường Duy Tân, Trần Thái Tông, Thành Thái, Dịch Vọng Hậu, đường Cầu Giấy, Trần Đăng Ninh… Mức tăng này cũng xuất hiện tại chung cư quận Thanh Xuân, thuộc các tuyến đường Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Tuân, Lê Văn Lương, Nguyễn Huy Tưởng… Chung cư quận Đống Đa và chung cư quận Ba Đình – hai quận trung tâm bậc nhất của Hà Nôi, nơi quỹ đất gần như không còn để phát triển dự án mới, mức tăng ở một số căn hộ bị đẩy lên 300-500 triệu đồng/căn.
Chị Phạm Mỹ Phượng, một môi giới chuyên làm căn hộ chuyển nhượng thị trường Hà Nội cho biết, các mức giá tăng trên phần lớn là do chủ nhà đặt ra. Chị Phượng chia sẻ, trong các hội nhóm cư dân của toà nhà, nhiều cư dân “đồng lòng” đẩy giá bán cao vì cho rằng thị trường căn hộ Hà Nội đang thiếu nguồn cung trầm trọng. “Khi tôi tư vấn một chủ nhà nên giảm giá bán nếu muốn giao dịch nhanh, họ nói rằng một số dự án mở bán mới ở vị trí trung tâm đều có giá từ 70-80 triệu đồng/m2 trở lên, họ không muốn bán rẻ hơn.
Tôi phân tích cho họ hiểu là các dự án có mức giá đó được xây mới và được tích hợp nhiều tiện ích, dịch vụ, chất lượng quản lý vận hành cao cấp nên giá cao. Trong khi chung cư của họ đã cũ, thiết kế cũ và không có nhiều tiện ích, dịch vụ. Nhưng không phải chủ nhà nào cũng nghe ra”, chị Phượng chia sẻ.
Giá Chung Cư Hà Nội Cao Nên Giao Dịch Chậm
Anh Lê Văn Xuân, môi giới các dự án chung cư Cầu Giấy cho biết, với những căn hộ bị chủ nhà đẩy giá cao so với mặt bằng chung đều rất khó giao dịch. Anh Xuân cho biết, trước đó có một chủ nhà gửi anh bán giúp một căn hộ giá 4,1 tỷ với diện tích 2 ngủ 2 vệ sinh. Mức giá này cao hơn 20% so với các căn hộ được rao bán cùng khu vực. Do đó, chủ nhà gửi bán từ tháng 4 nhưng đến đầu tháng 7 vẫn chưa có khách mua. Được anh Xuân tư vấn, chủ nhà chấp nhận giảm 20% giá căn hộ và chỉ hơn 10 ngày sau đã có khách đặt cọc.
Giá Chung Cư Hà Nội Cao Nên Giao Dịch Chậm
Anh Xuân thừa nhận thực trạng chủ nhà chung cư Hà Nội khu vực trung tâm đẩy giá cao trong bối cảnh suy thoái kinh tế, thị trường khó khăn đã khiến giao dịch ở phân khúc này chững lại so với năm ngoái. Trên thực tế, từ mức giá rao bán đến mức giá giao dịch được chốt thì nhiều căn rẻ hơn khá nhiều so với giá chào bán.
Chị Vũ Thanh Hương, môi giới căn hộ tại Nam Từ Liêm cho biết, giá chung cư Hà Nội trên thị trường thứ cấp bị đẩy cao do “ăn” theo giá hàng sơ cấp khiến chị Hương và nhiều môi giới rất khó xử khi không ít khách mua thấy căn hộ liên tục tăng giá, cho rằng môi giới kê chênh kiếm lời. “Thực tế là chúng tôi luôn tư vấn để chủ nhà đưa giá hợp lý để khách mua tiếp cận được sản phẩm giá tốt và việc bán hàng của mình thuận lợi. Để tránh bị hiểu lầm kê chênh, tôi luôn để khách mua và chủ nhà đàm phán giá trực tiếp. Thực tế, việc đẩy giá cao khiến nhiều chủ nhà không không bán được, sau đó, họ buộc phải giảm giá để tăng thanh khoản sản phẩm”, chị Hương chia sẻ.
Nguồn bài viết: Sưu tầm