Đường Hồ Chí Minh là tuyến đường huyết mạch của Việt Nam, mở ra các cửa ngõ giao thông quan trọng và giúp các tỉnh thành di chuyển thuận tiện hơn. Vậy đường Hồ Chí Minh ở đâu? Cột mốc số 0 đường Hồ Chí Minh bắt đầu từ tỉnh nào? Cùng nhà đất ở Cần Thơ tìm hiểu bài viết với chủ đề sau đây "Đường Hồ Chí Minh Ở Đâu Và Đi Qua Bao Nhiêu Tỉnh Thành" này nha.
Quy Mô Đường Hồ Chí Minh
Đường Hồ Chí Minh Ở Đâu?
Đường Hồ Chí Minh được thành lập vào ngày 19/5/1959, cùng với ngày sinh của chủ tịch Hồ Chí Minh, nên còn được gọi là Đường 559. Tuyến đường này cũng là 1 trong 4 con đường giao thông huyết mạch nhất cả nước, trải dài từ Bắc đến Nam, bên cạnh các tuyến đường còn lại là đường quốc lộ 1A, cao tốc Bắc – Nam và tuyến đường ven biển Việt Nam. Đường Hồ Chí Minh hiện vẫn còn một số đoạn đang thi công, cả tuyến đường mòn này chạy qua vùng núi phía Tây. Điều này hơi khác biệt so với quốc lộ 1A – tuyến đường chủ yếu chạy qua đồng bằng ven biển phía đông.
Tuyến đường mòn này được xây dựng trên cơ sở nâng cấp và mở rộng một số tỉnh lộ, quốc lộ, ngoài ra cũng làm mới một số đoạn. Dự kiến, sau năm 2030, tuyến đường Hồ Chí Minh sẽ được nâng cấp để trở thành đường cao tốc Bắc Nam nhánh Tây, quy mô nhỏ hơn tuyến đường nhánh Đông.
- Chiều dài toàn tuyến: 3.167 km
- Quy mô: 2 – 8 làn xe, tùy địa hình cụ thể.
- Điểm đầu: Pác Bó – Cao Bằng
- Điểm Cuối: Đất Mũi – Cà Mau
Hướng tuyến chính:
- Tuyến chính (chiều dài 2.667 km) đi qua các điểm: Pác Bó, thị xã Cao Bằng, thị xã Bắc Kạn, Chợ Mới, Chợ Chu, đèo Muồng, ngã ba Trung Sơn, ngã ba Phú Thịnh, cầu Bình Ca (sông Lô), Km124+500 QL2, ngã ba Phú Hộ, thị xã Phú Thọ, cầu Ngọc Tháp (sông Hồng), Cổ Tiết, cầu Trung Hà, thị xã Sơn Tây, Hoà Lạc, Xuân Mai, Chợ Bến, Xóm Kho, Ngọc Lạc, Lâm La, Tân Kỳ, Khe Cò, Tân Ấp, Khe Gát, Bùng, Cam Lộ, cầu Tuần, Khe Tre, đèo Đê Bay, đèo Mũi Trâu, Túy Loan, Hoà Khương, Thạnh Mỹ, đèo Lò Xo, Ngọc Hồi, Kon Tum, Pleiku, Buôn Ma Thuột, Gia Nghĩa.
- Tiếp tục tuyến Chơn Thành, ngã tư Bình Phước, Tân Thạnh, Mỹ An, thị xã Cao Lãnh, cầu Cao Lãnh (thuộc sông Tiền), cầu Vàm Cống (sông Hậu), Rạch Sỏi, Minh Lương, Gò Quao, Vĩnh Thuận, thành phố Cà Mau, cầu Đầm Cùng, Năm Căn, Đất Mũi.
Hướng tuyến phụ: Nhánh đường phía Tây đường Hồ Chí Minh (chiều dài 500 km), đi qua các điểm: Khe Gát, đèo U Bò, Tăng Ký, cầu Khỉ, Sen Bụt, Khe Sanh, Đắk Rông, đèo Pê Ke, A Lưới, A Đớt, A Tép, Hiên, Thạnh Mỹ.
Cột Mốc Số 0 Đường Hồ Chí Minh
Điểm xuất phát Km 0 (Km số 0) nằm tại Thị trấn Lạt (ngày nay là Thị trấn Tân Kỳ, huyện Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An) được đánh dấu bằng cột mốc số 0. Ngày 27/04/1990, Km 0 (Km số 0) này cũng đã được Nhà nước công nhận là di tích lịch sử quốc gia.
Điểm cuối cùng của tuyến đường mòn Hồ Chí Minh là Đất Mũi (Cà Mau).
Các Điểm Tiếp Giáp Đường Hồ Chí Minh
Đường MÒN Hồ Chí Minh có những đoạn trùng với các tuyến đường cao tốc, tỉnh lộ và quốc lộ sau:
- Đường tỉnh 203 (thuộc Cao Bằng)
- Đường quốc lộ 1 (thuộc Cà Mau)
- Đường quốc lộ 2
- Đường quốc lộ 2C
- Đường quốc lộ 3
- Đường quốc lộ 12B
- Đường quốc lộ 21A
- Đường quốc lộ 15
- Đường quốc lộ 14
- Đường quốc lộ 14B
- Đường quốc lộ 14E
- Đường cao tốc Chơn Thành – Đức Hòa
- Đường cao tốc Mỹ An – Rạch Sỏi
- Đường quốc lộ 61
- Đường quốc lộ 63
Quảng Bình là tỉnh có chiều dài đường Hồ Chí Minh đi qua dài nhất nước ta, với tổng 320km (gồm cả nhánh Đông và nhánh Tây).
Đường Hồ Chí Minh Đi Qua Bao Nhiêu Tỉnh Thành?
Theo Nghị quyết số 38/2004/QH11, đường Hồ Chí Minh đi qua địa phận của 30 tỉnh và thành phố: Cao Bằng, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Phú Thọ, Hà Tây, Hoà Bình, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, thành phố Đà Nẵng, Quảng Nam, Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Bình Phước, thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Tây Ninh, Long An, Đồng Tháp, An Giang, Cần Thơ, Kiên Giang, Bạc Liêu và Cà Mau.
Nguồn bài viết: Sưu tầm