Lễ nhập trạch nhà chung cư được nhiều người quan tâm bởi sống ở chung cư trở thành lựa chọn của nhiều gia đình trong bối cảnh quỹ đất ngày càng hạn chế và giá nhà đất leo thang như hiện nay. Vậy thủ tục nhập trạch nhà chung cư tiến hành ra sao? Hôm nay nhà đất ở Cần Thơ chia sẻ đến bạn Lễ Nhập Trạch Nhà Chung Cư Của Người Việt: 4 Thứ Cần Chuẩn Bị!
Nhập trạch hiểu đơn giản là làm lễ trước khi vào nhà mới để khai báo với các vị cai quản khu vực về việc chủ nhà cùng các thành viên trong gia đình sẽ chuyển đến ở nhà mới với ngụ ý cầu mong sự che chở của các vị quan, thần linh hay thổ địa cai quản khu vực đó. Tuy vậy, nhiều gia chủ khi mua nhà lần đầu sẽ không biết thủ tục lên nhà mới cần chuẩn bị những gì.
Tại Sao Lại Phải Cúng Nhập Trạch Nhà Chung Cư?
Ông bà ta từ xưa quan niệm rằng, mỗi khu vực, mỗi vùng đất đều có thần linh cai quản. Bất cứ ai khi chuyển đến hay đi đều phải làm lễ trình báo xin phép để được chấp thuận, có như vậy cuộc sống sau này mới thuận lợi và được “bề trên” phù hộ.
Trong văn hóa người Việt, việc cúng bái cần được tiến hành nghiêm túc và đầy đủ thủ tục. Nếu làm không đúng, thần linh sẽ trách phạt và cuộc sống không được suôn sẻ. Khi làm lễ nhập trạch cũng vậy, gia chủ cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng.
1. Chọn Ngày Nhập Trạch Nhà Chung Cư
Theo quan niệm dân gian, một trong những thủ tục làm lễ nhập trạch nhà chung cư là chọn ngày lành tháng tốt để làm lễ. Cụ thể, ngày tốt phải hội đủ các yếu tố thiên thời, địa lợi, nhân hòa, là ngày hoàng đạo, thuận lợi với gia chủ. Có như vậy mới giúp gia đình gặp nhiều may mắn, làm ăn phát đạt. Có nhiều hình thức lựa chọn ngày đẹp để nhập trạch nhưng phổ biến hơn cả là 3 cách dưới đây:
-
Chọn theo giờ hoàng đạo: Trong ngày có nhiều khoảng thời gian, gia chủ cần chọn giờ tốt (khi trời và đất giao hòa) để nhập trạch thì sẽ thuận lợi cho gia chủ.
-
Chọn ngày theo tuổi gia chủ: Ngày, giờ đẹp được lựa chọn dựa theo ngày, tháng, năm sinh của người chủ gia đình.
-
Chọn ngày theo phong thủy: Bạn có thể nhờ thầy phong thủy chọn giúp ngày đại cát để làm lễ nhập trạch căn cứ vào hướng và vị trí nhà.
Dù chọn ngày, giờ nhập trạch theo cách nào thì cũng nên tránh những ngày xấu dưới đây:
-
Ngày Ngọ tháng Giêng
-
Ngày Mùi tháng Hai
-
Ngày Thân tháng Ba
-
Ngày Dậu tháng Tư
-
Ngày Tuất tháng Năm
-
Ngày Hợi tháng Sáu
-
Ngày Tý tháng Bảy
-
Ngày Sửu tháng Tám
-
Ngày Dần tháng Chín
-
Ngày Mão tháng Mười
-
Ngày Thìn tháng Mười một
-
Ngày Tị tháng Chạp
Mặt khác, ông bà ta quan niệm rằng, nửa đầu, nửa đoạn thì làm việc gì cũng dang dở, vất vả. Do đó, khi dọn về nhà mới cũng cần tránh những ngày Nguyệt kị trong tháng – đó là những ngày có số cộng vào bằng 5, gồm các ngày:
-
Ngày 05 (0+5=5)
-
Ngày 14 (1+4=5)
-
Ngày 23 (2+3=5)
Ngoài ra, khi chọn ngày nhập trạch, gia chủ tránh chọn ngày tam nương sát. Đây là các ngày mà Ngọc Hoàng sai tam nương xuống hạ giới làm mê muội lòng người nên công việc sẽ bị trì trệ. Đó là các ngày:
-
Ngày sơ Tam dữ sơ Thất (ngày 3 và ngày 7)
-
Thập tam Thập bát dương (ngày 13 và ngày 18)
-
Chấp nhị dữ Chấp thất (ngày 22 và 27)
2. Chuẩn Bị Mâm Cúng Nhập Trạch Nhà Chung Cư
Ngoài chọn ngày tốt để nhập trạch, gia chủ cần chuẩn bị đồ cúng nhập trạch chu đáo, cẩn thận. Tùy thuộc vào điều kiện gia đình mà đồ cúng nhập trạch có thể gọn nhẹ hay long trọng nhưng vẫn nên có đủ 3 phần chính là mâm cơm, ngũ quả và hương hoa.
-
Mâm cơm: Ngoài gà luộc, xôi, bộ tam sên (1 miếng thịt luộn, 1 con tôm luộc, 1 trứng vịt luộc), gia chủ cũng có thể chuẩn bị thêm những món khác. Bên cạnh đó, cần có 3 ly trà, 3 điếu thuốc và 3 ly rượu.
-
Mâm ngũ quả: Gia chủ chọn 5 loại trái cây khác nhau còn tươi, đem rửa sạch, lau khô trước khi cúng.
-
Hương hoa: Chọn những loài hoa mang ý nghĩa may mắn như hoa hồng, hoa cúc. Lưu ý, phải chọn hoa còn tươi. Bên cạnh đó, gia chủ chuẩn bị thêm hương nhang, 3 hũ đựng muối, gạo và nước, 1 đĩa muối gạo, 1 cặp đèn cầy, 3 miếng cau trầu.
Nguồn bài viết: Sưu tầm