Các loại gạch xây nhà trên thị trường hiện nay được đánh giá là đa dạng, phù hợp với nhiều nhu cầu, ứng dụng khác nhau trong xây dựng dân dụng và công nghiệp. Cùng nhà đất ở Cần Thơ tìm hiểu, phân biệt đặc tính, ứng dụng của 9 loại gạch xây nhà phổ biến nhất tại Việt Nam nhé!
1. Gạch Đất Nung
Cấu Tạo
Gạch đất nung (hay còn gọi là gạch đỏ, gạch Tuynel) là một trong các loại gạch xây nhà tốt nhất hiện nay. Gạch đất nung được sản xuất từ đất sét nung ở nhiệt độ cao, tạo thành viên gạch màu đỏ cứng và chắc. Là loại gạch có lịch sử lâu đời nhất, gạch đất nung đã xuất hiện từ rất lâu về trước và dần biến đổi theo thời gian để phù hợp với công trình hiện đại ngày nay. Tuy nhiên, quy trình sản xuất gạch đất nung không có nhiều thay đổi, về cơ bản như sau:
- Trộn đất sét với nước, nhào kỹ rồi cho vào khuôn thành viên phơi khô
- Cho gạch vào lò đốt trong nhiều giờ đến khi gạch chuyển màu đỏ nâu thì tắt lò
- Để nguội gạch cho đẹp, cứng và chắc.
Đặc Tính
- Giá thành rẻ, được ứng dụng rộng rãi.
- Độ chịu lực kém.
- Dễ vỡ, dễ hao hụt trong quá trình vận chuyển, tập kết vật liệu.
- Quá trình sản xuất sản phẩm thải ra nhiều khí độc hại, gây ô nhiễm môi trường.
Quy Cách
Thông thường, gạch nung có các loại sau: gạch nung 2 lỗ (220 x105 x60mm), gạch nung 4 lỗ (80x 80x 180mm), gạch nung 3 lỗ, gạch nung 6 lỗ, gạch đặc 100, gạch đặc 150.
Ứng Dụng
Gạch đất nung là vật liệu xây dựng phổ biến trong xây dựng các công trình nhà ở dân dụng cũng như công trình công cộng như trường học, bệnh viện, trụ sở cơ quan,… Gạch lỗ thường dùng để xây tường bao ngoài, tường ngăn phòng, còn gạch đặc xây nhà có thể dùng cho các vị trí cần chịu lực, chống thấm như móng, tường móng, bể phốt, tường phòng tắm,…
2. Gạch Không Nung
Cấu Tạo
Gạch không nung (còn gọi là gạch block) được làm từ xi măng, sau khi trải qua công đoạn định hình thì tự đóng rắn, đạt các chỉ số về cơ học như cường độ nén, uốn, độ hút nước mà không cần qua nhiệt độ. Gạch được tăng cường độ bền nhờ lực ép, lực rung hoặc cả ép lẫn rung tác động lên viên gạch và các thành phần kết dính.
3. Gạch Tàu
Đặc Tính
- Mát vào mùa hè, ấm vào mùa đông.
- Khả năng hút ẩm tốt, tính thẩm mỹ truyền thống cao.
- Dễ bị bám rêu và bạc màu theo thời gian.
- Chịu lực kém, dễ vỡ khi có trọng tải lớn đè lên.
- Giá thành rẻ.
Quy Cách
- Gạch tàu BT (300x 340x18mm) trọng lượng 3,8 kg.
- Gạch tàu lá dừa (30x300x20 mm) trọng lượng 3,5kg.
- Gạch tàu trơn (30 x300 x20 mm) trọng lượng 3.35 kg.
- Gạch tàu lục giác (200x200 x20 mm) trọng lượng 1,35kg.
- Gạch tàu nút (300 x 300 x 20 mm) trọng lượng 1,35kg.
Ứng Dụng
Gạch tàu dùng để lát sàn nhà kiểu truyền thống, lát thềm cầu thang, lát sân vườn, lát sân đình chùa, vỉa hè, quảng trường, đường đi,…
4. Gạch Men
Cấu Tạo
Gạch men có đặc trưng là lớp men phủ trên bề mặt phần xương của viên gạch. Lớp men này có thể bóng hoặc mờ, nhám, xù xì, tùy theo thiết kế.
Đặc Điểm
Gạch men có ưu điểm là độ chịu lực cao, độ hút nước thấp, khả năng chống mài mòn, chống trơn theo tiêu chuẩn chất lượng.
Tùy vào chức năng lát sàn hay ốp tường mà gạch men có tiêu chuẩn độ chịu lực, nén khác nhau. Gạch men dùng để lát sàn có các tiêu chuẩn kỹ thuật cao hơn so với gạch men để ốp tường.
Quy Cách
- Gạch men lát sàn có các kích cỡ thông dụng như: 200x200mm, 250x250mm, 300x300mm, 400x400mm, 500x500mm.
- Gạch men ốp tường có các kích cỡ: 100x100mm, 105x105mm, 200x200mm, 250x250mm, 200x250mm, 250x400mm, 300x600mm, 50x230mm.
Ứng Dụng
Gạch men chủ yếu được dùng để lát sàn, ốp tường, lát cầu thang, lối đi, bể bơi,…
Nguồn bài viết: Sưu tầm