Dù căn hộ chung cư phục vụ nhu cầu ở thực khan hiếm trầm trọng nguồn cung mới, thế nhưng số ít dự án ra hàng thời điểm này có sức hấp thụ không quá lớn. Một trong những nguyên nhân dẫn đến thực trạng này là người mua “e dè” chủ đầu tư không có đủ năng lực để đưa dự án về đích trong bối cảnh thị trường khát vốn. Hãy cùng nhà đất ở Cần Thơ tìm hiểu bài viết dưới đây Người Mua E Dè Với Căn Hộ Hình Thành Trong Tương Lai này nha.
Người Mua E Dè Với Căn Hộ Hình Thành Trong Tương Lai
Anh Lê Trung Tín, môi giới căn hộ tại quận Hoàng Mai cho biết, sàn anh đang phân phối một dự án căn hộ mới tại quận này. Dù các chính sách bán hàng chủ đầu tư đưa ra rất hấp dẫn nhưng từ quý 4 năm ngoái đến nay, giao dịch của dự án rất ít ỏi. Dự án đặc biệt khó bán khi trên truyền thông tràn lan các thông tin về tình hình kinh doanh bết bát của chủ đầu tư. Anh Tín chia sẻ: “Rất nhiều khách hàng tôi tư vấn thể hiện rõ mối quan tâm đến dự án và xác định sẽ mua khi được ngân hàng cho vay. Tuy nhiên, sau khi nắm được tình hình kinh doanh khó khăn của chủ đầu tư thì đều rút lui. Họ lo sợ chủ đầu tư không thể tiếp tục triển khai dự án và đưa dự án hoàn thành đúng các cam kết tiến độ”.
Trong khi đó, vợ chồng chị T.M.Hiền, hiện đang sống cùng bố mẹ chồng tại Phương Canh (Nam Từ Liêm, Hà Nội) cũng đang cân nhắc việc có nên mua một căn hộ thuộc quận Hà Đông. Căn hộ này thuộc một dự án mới đang ra hàng. Dự án này hiện được quảng cáo rầm rộ với rất nhiều chính sách thanh toán ưu đãi, trong đó có chính sách thanh toán “nhỏ giọt” 5% cho mỗi lần đóng tiền – rất thuận tiện cho vợ chồng chị khi chưa có đủ tiền mặt mỗi lần đóng theo đợt.
Tuy nhiên, điều khiến gia chị Hiền và chồng phân vân trong quá trình tìm hiểu là chủ đầu tư dự án kinh doanh nhiều ngành nghề nhưng riêng trong bất động sản thì trước đó lại chưa có một công trình, dự án nào tiêu biểu để minh chứng cho uy tín, năng lực. Các thông tin về đơn vị này trên truyền thông cũng rất ít khiến vợ chồng chị lo lắng việc xuống tiền có thể “gánh” phải rủi ro, đặc biệt là khi thị trường bất động sản đang khó khăn, thiếu dòng tiền như hiện tại.
Cùng chung nỗi lo lắng trên, bà Cao Lê Quỳnh Như, trú tại phường Minh Khai, quận Hai Bà Trưng (Hà Nội) cho biết bà đang tìm mua một căn hộ chung cư mới để cho con gái ra ở riêng. Ban đầu bà tính chọn mua các dự án sơ cấp do đóng tiền theo tiến độ, giảm áp lực tài chính. Thế nhưng thị trường bất động sản rầm lắng từ năm ngoái đến nay khiến bà lo lắng chủ đầu tư các dự án mở bán mới có thể bỏ dở giữa chừng.
Bà Quỳnh Như chia sẻ, hơn 10 năm trước, một người họ hàng của bà xuống tiền mua một dự án căn hộ hình thành trong tương lai ở Hà Đông. Hơn chục năm qua, người họ hàng vẫn chưa nhận được nhà. Chủ đầu tư của dự án đó từng một thời là tên tuổi trên thị trường bất động sản. “Thời điểm người quen của tôi mua là lúc thị trường đang sôi động, sau đó thị trường bất động sản đóng băng, chủ đầu tư cũng khốn đốn vì cạn kiệt dòng tiền. Chục năm qua, đến cả lúc người nhà tôi mất, nhà vẫn chưa có, vợ ông ấy tiếp tục đi đòi nhà. Thị trường hiện tại khiến tôi nhớ lại giai đoạn khủng hoảng đó và rất cân nhắc khi mua dự án hình thành trong tương lai”, bà Quỳnh Như kể.
Hiện thay vì đi xem các dự án sơ cấp mở bán mới, bà Như đã chuyển sang tìm mua các dự án cũ mới đi vào vận hành khoảng 3 năm. Bà chấp nhận phải chịu áp lực tài chính lớn hơn khi mua nhà cũ, nhưng giải pháp này bà cho là tránh được rủi ro không mua phải dự án “bánh vẽ”, nhất là trong bối cảnh thị trường đang khó khăn như hiện tại.
Nguồn bài viết: Sưu tầm