Nhiều dự án bất động sản (BĐS) tại Cần Thơ dù đã hoàn thiện hạ tầng nhưng vẫn đang phải chờ được nộp tiền sử dụng đất. Đây chính là nút thắt dẫn đến nguồn cung sản phẩm BĐS khan hiếm cục bộ, doanh nghiệp đầu tư kinh doanh BĐS rất khó khăn khi không đưa được sản phẩm ra thị trường. Hãy cùng nhà đất tại Cần Thơ tìm hiểu thị trường bất động sản Cần thơ và Vì sao thị trường bất động sản Cần Thơ thiếu nguồn cung?.
Vì sao thị trường bất động sản Cần Thơ thiếu nguồn cung: "Xếp hàng" xin được nộp tiền sử dụng đất
Vì sao thị trường bất động sản Cần Thơ thiếu nguồn cung: Với thông tin cao tốc kết nối từ TP. HCM sẽ về đến Cần Thơ vào năm 2023 và 2 tuyến cao tốc mới: Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng, Cần Thơ - Cà Mau sắp được khởi công đã khiến cho Cần Thơ trở nên hấp dẫn hơn trong mắt nhà đầu tư. Đây cũng là lý do mà nhiều nhà đầu tư BĐS có tiềm lực mạnh như: Novaland, Đất Xanh, KITA, T&T, Sovico, Hòa Phát…đã và đang có dự án đầu tư các dự án quy mô lớn tại TP. Cần Thơ.
Tuy nhiên, theo nhận định của đại diện Hiệp hội BĐS Cần Thơ, trong giai đoạn từ năm 2015 - 2021, tổng số dự án đầu tư xây dựng nhà ở trên địa bàn TP. Cần Thơ là 50 dự án. Trong đó có 34 dự án nhà ở thương mại nhưng đến thời điểm này chỉ có 4 dự án đủ điều kiện bán hàng, 2 dự án bị thu hồi chủ trương đầu tư vì chậm triển khai. Nguyên nhân chính mà nhiều dự án chưa đủ điều mở bán là do chưa hoàn thành nghĩa vụ tài chính về đất đai. Điều này dẫn đến hệ quả là thị trường BĐS Cần Thơ đang bước vào thời điểm khan hiếm nguồn cung và giá sản phẩm nhà ở tăng cao, nhất là phân khúc căn hộ.
Đại diện Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Thiên Quân - Marina Plaza cho biết, theo Quyết định số 1443/QĐ-UBND của UBND TP. Cần Thơ, Công ty được chuyển mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp (đất ở tại đô thị) với diện tích 4.486,5 m2 để đầu tư dự án Căn hộ Chung cư Cao cấp Thiên Quân - Marina Plaza.
Ngay trong tháng 5/2022, Công ty đã nộp hồ sơ tại Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) Cần Thơ để xin nộp tiền sử dụng đất. Tuy nhiên, theo văn bản trả lời của Sở TN&MT thì Sở đang mời các đơn vị thẩm định giá đất để tính tiền thu tiền chuyển mục đích sử dụng đất đối với dự án. Khi có kết quả định giá thì Sở sẽ tiến hành thu tiền sử dụng đất tại dự án này.
Tương tự như vậy, dự án Trung tâm thương mại, văn phòng và nhà ở tại phương Cái Khế, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ do Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng Thương mại Thùy Dương làm chủ đầu tư có nhiều block nhà xây dựng xong nhưng vẫn chưa đủ điều kiện mở bán, cho thuê vì còn chờ kết quả thẩm định giá để nộp tiền sử dụng đất, tiền thuê đất.
"Hoàn thành nghĩa vụ tài chính về đất đai tại dự án là điều kiện tiên quyết, quan trọng nhất để các dự án BĐS đủ điều kiện chào bán. Việc chậm trễ trong nộp tiền sử dụng đất đã làm cho nhiều dự án BĐS dù có hoàn thiện cơ sở hạ tầng theo quy hoạch được duyệt cũng chưa đủ điều kiện đưa sản phẩm ra thị trường, đây là một khó khăn của các doanh nghiệp BĐS hiện nay", đại diện các công ty BĐS phản ánh.
Đối với dự án đã đủ điều kiện giao dịch như sản phẩm đất nền tại dự án Stella Mega City Cần Thơ cũng đang gặp phải khó khăn vướng mắc trong định giá đất để tính thuế, tách sổ đỏ cho người mua.
"Chúng tôi đã nộp hồ sơ xin ra sổ đỏ cho hàng ngàn khách hàng tại ngành chức năng nhưng số hồ sơ hoàn thành rất nhỏ giọt, có những hồ sơ bị trả lại nhưng cơ quan chức năng cũng không nêu rõ lý do", đại diện đơn vị chủ đầu tư dự án dự án Stella Mega City Cần Thơ phản ánh.
Vì sao thị trường bất động sản Cần Thơ thiếu nguồn cung: Khó khăn chung
Vì sao thị trường bất động sản Cần Thơ thiếu nguồn cung Trả lời: xung quanh khó khăn của doanh nghiệp BĐS, Phó chủ tịch UBND TP. Cần Thơ Dương Tấn Hiển cho biết, do quy định còn chồng chéo trong phương pháp định giá đất, việc định giá đất cũng rất phức tạp nên địa phương cũng rất khó khăn trong mời gọi đơn vị định giá tham gia đấu thầu định giá đất tại các dự án.
"Khó khăn trong định giá đất để làm cơ sở thu tiền sử dụng đất và các sắc thuế liên quan đến đất đai đang làm cho nhiều dự án kinh doanh BĐS lâm vào thế hết sức khó khăn, tuy nhiên đây cũng là thực trạng chung cả nước chứ không riêng gì đối với Cần Thơ", ông Hiển cho hay.
Về những vướng mắc pháp lý liên quan đến việc định giá đất, Phó giám đốc Sở TN&MT Nguyễn Chí Kiên cho biết, do Thông tư số 145/2016/TT-BTC của Bộ Tài chính và Thông tư số 36/2014/TT-BTNMT của Bộ TN&MT hướng dẫn về định giá đất có những điểm chưa thống nhất nhau nên địa phương rất lúng túng trong công tác định giá đất trong thời gian qua.
Việc định giá đối với những dự án BĐS đầu tư kéo dài qua nhiều năm được Thông tư 36 xác định là dựa trên tỷ lệ tăng giá BĐS hàng năm, tuy nhiên cách tính tỷ lệ tăng giá hàng năm như thế nào thì chưa có hướng dẫn. Việc tìm kiếm được thửa đất so sánh có diện tích tương đồng với thửa đất định giá về kích thước, hình thể, khả năng sinh lợi, điều kiện kết cấu hạ tầng để so sánh là rất khó khăn.
"Về việc mời đơn vị tư vấn tham gia định giá đất hiện nay cũng gặp nhiều khó khăn vì định mức của Bộ TN&MT chi cho việc mời thầu định giá đất thấp nhưng công việc phức tạp và yêu cầu trách nhiệm cao nên Sở TN&MT cũng rất khó khăn trong mời thầu trong lĩnh vực này", ông Kiên thông tin thêm.
Dự kiến, đến năm 2025, TP. Cần Thơ sẽ có 96 dự án nhà ở thương mại, khu đô thị, khu tái định cư, nhà ở xã hội với 11.756 căn nhà ở riêng lẻ, nhà ở thương mại; 4.057 căn nhà tái định cư; 320 căn nhà ở xã hội. Trong đó, dự kiến hoàn thành và đưa vào sử dụng trong năm 2022 là hai dự án với tổng diện tích sàn 245.000 m2, với 1.374 căn nhà ở riêng lẻ. Cũng trong năm 2022, TP. Cần Thơ sẽ phê duyệt 10 dự án nhà ở thương mại; 2 dự án nhà ở xã hội với tổng diện tích sàn xây dựng 50.000 m2, với 714 căn hộ chung cư, nhà ở xã hội.
Theo Kế hoạch phát triển nhà ở trên địa bàn TP. Cần Thơ đến năm 2025